Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

hướng dẫn cách nối dây đúng kỹ thuật

Cách nối dây điện đúng kỹ thuật

Bạn đã biết cách nối dây điện đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách nối dây điện đúng kỹ thuật nhất, mời các bạn cùng theo dõi.
Quy trình nói dây điện đúng cách cần thực hiện qua 5 bước sau:
Bước 1: Bóc lớp vỏ cách điện bên ngoài sau đó tiến hành làm sạch lõi. Lưu ý khi cắt tránh cắt sâu vào lõi để lõi dây điện không bị đứt.
>>>Chi tiết dây điện Sino chính hãng
Bước 2: Tiến hành bẻ gập lõi dây điện theo mối nối.
Bước 3: Vắn xoắn, xiết chặt đảm bảo sự chắc chắn cho mối nối.
Bước 4: Kiểm tra mối đã đảm bảo an toàn về điện chưa?
Bước 5: Tiến hành dùng băng keo bọc lớp cách điện.
Có 3 cách nối dây thông dụng nhất: nối thẳng, nối phân nhánh và nối bắt vít.
  • Nối thẳng là cách nối nối tiếp được thực hiện như sau: Bước đầu tiên bóc vỏ làm sạch lõi sau đó tiến hành đan các lõi dây vào với nhau và tiến hành vặn xoắn 4-5 vòng sao cho mối nối có sự chắc chắn. Cuối cùng là bọc lớp cách điện bảo vệ bên ngoài.
Cách nối dây điện đúng kỹ thuật
Cách nối dây điện đúng kỹ thuật
  • Nối phân nhánh hay còn gọi là nối ré nhánh được thực hiện như sau: Đầu tiên cũng tiến hành bóc vỏ và làm sạch lõi dây. Bước thứ 2 mắc dây và cuối cùng vặn xoắn 7-8 vòng.
  • Cách nối dây điện đúng kỹ thuật
    Cách nối dây điện đúng kỹ thuật
  • Nối bắt vít đây là cách nối dây thường dùng cho kết nối các thiết bị điện. Cách này được thực hiện như sau: Cũng như 2 cách nối trên đầu tiên ta tiến hành bóc vỏ làm sạch lõi dây, sau đó xoáy ốc vít ra khỏi thiết bị tiếp đến là cho phần lõi dây đã được làm sạch vào lỗ cuối cùng bắt vít lại.
Một số chú ý khi bạn thực hiện nối dây
Cách nối dây điện đúng kỹ thuật
Cách nối dây điện đúng kỹ thuật
  • Trước khi bạn thực hiện việc nối dây bạn cần ngắt nguồn điện.
  • Dùng bút thử điện để kiếm tra chắc chắn nguồn điện đã được tắt.
  • Mối nối chắc chắn và đảm bảo được độ bền cơ học, chịu được lực căng kéo.
  • Mối nối đảm bảo tính thẩm mỹ, không bị rò điện.
  • Chỉ thực hiện nối dây khi dây điện là đồng chất.
  • Kiểm tra và thay thế lớp bọc mối nối khi cần thiết.
  • Các mối nối phải được đảm bảo cách điện và tránh xa tầm với của người dùng.
Trong trường hợp bạn không rành về các thiết bị điện nên gọi cho kỹ thuật điện đến tiến hành sửa chữa, đấu mối nối cho bạn.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Nguyên tắc thiết kế điện nước gia đình và những điều cần lưu ý

Nguyên tắc thiết kế điện nước gia đình và những điều cần lưu ý

Vai trò của điện nước trong công trình nhà

Hiện nay, trong công trình xây dựng nhà ở thì có thể có những thiết bị và hệ thống kỹ thuật liên quan khá hiện đạ. Xong điện, nước vẫn là căn bản, gắn bó chặt chẽ với quy trình thiết kế, thi công các hạng mục khác. Và mang tính chất quan trọng nhiều trong quá trình sử dụng công trình.
Hiện nay, với quan điểm thiết kế mới nhu cầu sử dụng mới. Cùng sự có mặt của nhiều loại thiết bị hiện đại thì điện, nước đã trở nên quan trọng hơn nhiều. Và chi phí cũng tăng cao hơn nhiều.

Có cần thiết phải có thiết kế trong việc lắp đặt điện nước?

Nếu chỉ yêu cầu là vặn vòi có nước chảy, bật điện có ánh sáng thì đúng là không cần thiết kế. Nhưng để có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có thiết kế.
Ngoài ra, phần kỹ thuật điện nước có liên hệ chặt chẽ với các phần khác của công trình như kết cấu, kiến trúc, nội thất, phong thuỷ,….Nên thiết kế càng quan trọng, để có thể kết nối với các hạng mục khác trong công trình.
VÀ TRONG XÂY NHÀ THÌ PHẦN THIẾT KẾ ĐIỆN NƯỚC QUYẾT ĐỊNH 10% CHI PHÍ.

Các nguyên tắc thiết kế điện nước trong nhà chuẩn và tiện lợi nhất

Thiết kế hệ thống điện

Yêu cầu đầu tiên khi thiết kế hệ thống điện là phải tuyệt đối an toàn. Sau đó chúng ta mới tính đến các yếu tố khác như thẩm mỹ, kinh tế, đơn giản và sự tiện nghi. Dù là nhà mới hay cũ thì bạn cũng nên sử dụng các thiết bị điện mới. Ngoài ra, có thể bố trí các đường đi dây điện độc lập cho một số thiết bị như: bình nóng lạnh; điều hòa; hệ thống ổ cắm; hệ thống đèn;…
Bạn cần chú ý những điều sau khi thiết kế điện trong nhà:
  • Các đường dây cấp điện theo trục đứng thì nên đặt dọc theo cầu thang hoặc hộp kỹ thuật, không nên cho dây đi qua các phòng.
  • Dây điện qua móng, tường, sàn… phải đặt trong ống cách điện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
  • Không đặt dây điện ở những nơi phải khoan, đóng đinh; hạn chế để các đường điện giao cắt nhau
  • Dây điện cần cách điện tốt; đặt trong ống gen nhựa PVC nếu đặt âm tường.
  • Ổ cắm điện cần cao hơn 1.5m so với mặt sàn. Nếu ở cắm đặt trong hốc thì chỉ cần cao hơn 0.4m so với sàn. Cần đặt ổ cắm xa các bộ phận kim loại ít nhất 0.5m.
  • Công tắc điện điều khiển đèn cần cao hơn sàn ít nhất 1.5m; không nên đặt công tắc gần những nơi có nước như nhà tắm; chỗ giặt;…
  • Cân đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển cho từng tầng hoặc cả nhà; các bảng điện cần đặt nơi thuận tiện, dễ sử dụng.
Bản vẽ cáp điện
  • Sơ đồ nguyên lý phân phối điện.
  • Mặt bằng cấp điện các tầng nhà.
  • Mặt bằng chiếu sáng các tầng nhà.
  • Mật bằng cấp điện các tầng nhà.
  • Mặt bằng hệ thống điện nhẹ.
  • Thống kê vật tư cần dùng.

Thiết kế hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước là hệ thống không thể thiếu trong một công trình. Khi xây dựng hệ thống này, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:
  • Đường ống nước nối đến các thiết bị cấp nước phải ngắn nhất.
  • Các đường ống nước đứng thẳng thường sẽ đựng trọng hộp kỹ thuật gần với các thiết bị cần dùng nước. Với các đường ống ngang sẽ lắp trong tường. Chính vì thế ống này phải là loại tốt, có mối nối khít.
  • Lắp đặt đường ống cấp nước phải thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng
  • Không đặt đường ống trong phòng ở; mỗi đường ống hoặc nhánh không dùng chung cho quá 5 thiết bị sử dụng nước.
Bản vẽ cấp nước bao gồm
  • Sơ đồ hệ thống cấp nước toàn nhà.
  • Mặt bằng cấp nước các tầng nhà.
  • Thống kê vật liệu cấp nước cần dùng.

Thiết kế hệ thống thoát nước gia đình

Hệ thống cấp nước phải đi liền với hệ thống thoát nước. Do đó, khi thiết kế hệ thống thoát nước bạn cần nhớ các nguyên tắc sau:
  • Đường ống phải đủ độ lớn để đảm bảo nước thoát thuận lợi.
  • Hệ thống thoát nước phải chia thành 2 loại là thoát nước nhà vệ sinh và thoát nước nhà bếp.
Các bản vẽ thoát nước bao gồm
  • Sơ đồ thoát nước toàn nhà, các khu vệ sinh (hướng thoát nước ra ngoài nhà).
  • Mặt bằng thoát nước các tầng nhà.
  • Thống kê vật liệu thoát nưởc cần dùng.

Nguyên tắc lắp đặt hệ thống chống sét và nối đất trong thiết kế điện nước nhà dân

  • Đất lấp bộ phận nối đất phải tơi mịn, không lẫn sỏi, đá, gạch vỡ, rác,…
  • Khoảng cách giữa 2 kẹp định vị cáp thoát sét là 1,5m
  • Tại cao độ 1,5m so với cốt -0,75 phải đặt hộp kiểm tra tiếp địa
  • Khoảng cách an toàn giữa bộ phận nối đất với cáp điện, ống nước hoàn toàn tuân thủ theo quy định trong tiêu chuẩn chống sét hiện hành 20TCN 46-84
  • Trước khi thi công đến phần trát tường thì tiến hành đặt cố định cáp thoát sét và hộp kiểm tra
  • Sau khi thi công xong hệ thống nối đất chống sét, nối đất an toàn điện cần phải đo kiểm tra điện trở nối đất (RND).  Không vượt quá trị số 10Ω đối với nối đất chống sét và 4Ω đối với nối đất an toàn điện

Chú ý

Khi thiết kế cần tận dụng những công nghệ mới: lắp đặt thiết bị bảo vệ tự động, công tắc điều kiện từ xa, ổ cắm da năng, dây dẫn chống cháy,,…
Nếu có điều kiện, nên bố trí các đường điện độc lập cho:
  • Các thiết bị tiêu hao nhiều điện năng: bình nước nóng, máy diều hòa, máy bơm, tủ lạnh
  • Hệ thống ổ cắm
  • Hệ thống đèn.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế điện nước và thi công lắp đặt

Khi thiết kế điện nước cho gia đình, bạn cần lưu ý những điều sau:

Bao quát tổng thể và xem xét nhu cầu sử dụng

Đây được coi là yếu tố tiên quyết để có thể lắp đặt, thiết kế điện nước cho mọi căn nhà. Hiểu được nhu cầu sử dụng của gia đình sẽ giúp bạn lắp đặt và thiết kế một cách phù hợp và đúng đắn. Bạn cần ưu tiên những vật dụng thiết yếu, sau đó mới tính đến những thiết bị không quá quan trọng khác.
Thêm vào đó, hãy tính phương án dự trù cho mọi hệ thống khi lắp đặt. Bởi, bất cứ thiết bị nào sau khi sử dụng cũng sẽ có trục trặc. Do đó, bạn cần tính toán một cách kỹ lưỡng đến đảm bảo thiết bị điện nước được lắp đặt đầy đủ, tiện lợi khi sử dụng và có thể dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng khi cần thiết.

Cần chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật

Nếu căn nhà của bạn nhỏ và chỉ cần có những thiết bị cơ bản nhất như ổ điện, đường nước trong nhà tắm thì làm 1 bản thiết kế có thể không quá cần thiết. Tuy nhiên, nếu cần trang trí cầu kỳ với hệ thống điện nước đòi hỏi cao thì bản vẽ kỹ thuật là rất cần thiết.
So với bản vẽ thiết kế nhà thì bản vẽ thiết kế điện nước có vai trò quan trọng gấp đôi, thậm chí gấp 3. Bởi khi có bản vẽ, bạn sẽ dễ dàng tính toán được các thiết bị, vị trí đặt sao cho phù hợp với kết cấu ngôi nhà nhất; mang lại sự tiện nghi khi sử dụng; đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa với nội thất.
Thêm vào đó, bản thiết kế sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực chịu tải của đường điện để có được những tính toán phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo an toàn khi sử dụng cho mọi thiết bị trong nhà, không gây lãng phí.

Đồng bộ trong thiết kế và thi công

Rất nhiều trường hợp “thiết kế một đằng, thi công một nẻo”. Điều này gây khó khăn khi sửa chữa, thậm chí xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó, đồng bộ trong thiết kế và thi công là giải pháp tốt nhất và cần phải làm để đảm bảo an toàn và tiết kiệm cho chính bạn và gia đình.

Lựa chọn trang thiết bị theo nhu cầu và phù hợp

Các thiết bị điện nước thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề về kỹ thuật. Nó quy định rõ ràng về công suất, sức tải, định mức, cách lắp đặt và các điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan về vấn đề này. Bạn cần lựa chọn thiết bị phù hợp để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong khi sử dụng. Đồng thời, các thiết bị cần đảm bảo thẩm mỹ cũng như tổng thể thiết kế chung.
Như vậy, để thiết kế điện nước cho một ngôi nhà, chúng ta cần chú ý rất nhiều điều. Bởi hệ thống điện nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bạn và gia đình. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với bạn.

Chi phí thiết kế điện nước

Mức chi phí thiết kế cũng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
  • Công trình nhà bạn : với nhà ống, nhà biệt thự, nhà cấp 4, hay công trình công cộng ( bệnh viện, trường học, ủy ban…).
  • Nhu cầu sử dụng của bạn.
  • Đơn vị thiết kế : nhưng hầu hết đơn giá thiết kế điện nước là tính theo m2.

Sửa chữa điện nước Kiên Cường

Chúng tôi ngoài dịch vụ sửa chữa điện nước tại Hà Nội. Chúng tôi còn nhận thiết kế điện nước :
  • Thiết kế điện nước nhà dân : cho nhà ống, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng, nhà cấp 4, biệt thự…
  • Thiết kế điện nước cho công trình công cộng : bệnh viện, ủy ban,…
Với các hạng mục : thiết kế điện nước ngoài nhà, thiết kế điện nước trong nhà, thiết kế điện nước nhà bếp, thiết kế điện nước nhà vệ sinh…

tính toán thiết kế cấp thoát nước cho căn hộ và biệt thự


Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Hướng dẫn cách chọn và lắp đặt đèn cho ngôi nhà cho hợp lý

Trên thị trường, hiện đang phổ biến rất nhiều loại bóng đèn như: Đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn LED, đèn sợi đốt, đèn chùm, đèn trang trí… Vậy nên chọn loại bóng đèn nào để vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm điện lại phù hợp với mục đích sử dụng. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đưa ra được quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm cho mình.

  • Khi mua bóng đèn, người tiêu dùng cần xem kỹ thông số ghi trên sản phẩm. Đơn vị đo ánh sáng là “quang thông”, ký hiệu là Lumen. Đặc biệt, cần chú ý ở thông số “Hiệu suất phát quang” (hay còn gọi là quang hiệu hoặc hiệu năng) được tính bằng đơn vị: Lumen/Watt. Khi hai bóng cùng loại, có công suất bằng nhau thì bóng có quang thông (Lumen) lớn hơn thì sẽ sáng hơn và tiết kiệm hơn. Khi hai bóng cùng loại, có công suất khác nhau thì bóng có hiệu suất phát quang (Lumen/Watt) lớn hơn thì tốt hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm chiếu sáng đã được dán “Nhãn tiết kiệm năng lượng”, nhãn sẽ thể hiện mức độ tiết kiệm điện năng của sản phẩm. Nhãn được đánh mức từ 1 đến 5 sao, càng nhiều sao càng tiết kiệm năng lượng, sản phẩm dán nhãn 5 sao là sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhất.

  •  Tùy theo diện tích căn phòng mà ta chọn số lượng bóng để lắp. Ta có thể ước lượng nhanh số lượng bóng đèn cần lắp cho căn phòng bằng phép tính đơn giản: Diện tích x suất tiêu hao điện năng/đơn vị diện tích (theo tiêu chuẩn quy định là 10-12 Watt/m2).

Ví dụ: phòng diện tích 30 m2: 30 m2 x 12 Watt/m2 = 360W, như vậy đối với căn phòng 30 m2 ta có thể sử dụng 10 – 12 bóng đèn huỳnh quang loại 36W/bóng. Tương tự, phòng có diện tích 50 m2: 50m2 x 12 Watt/m2 = 600W, như vậy ta có thể sử dụng 15 – 16 bóng đèn huỳnh quang loại 36W/bóng. Tuy nhiên, muốn tính toán chính xác và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí (tính thẩm mỹ, kinh tế, độ chiếu sáng), người tiêu dùng nên liên hệ với các nhà thiết kế chuyên môn.

 Tùy theo mục đích sử dụng, ta chọn loại bóng đèn phù hợp 
  • Phòng khách, nhà bếp, phòng đọc sách, phòng sinh hoạt bình thường nên lắp những loại đèn: Đèn huỳnh quang (đèn huỳnh quang T8, T5 sử dụng ballast điện tử, đèn huỳnh quang compact), đèn LED dạng tube…với ánh sáng trắng. Đặc biệt là đèn huỳnh quang T5, vừa tiết kiệm đựợc 50% điện năng, lượng thủy ngân giảm 10 lần so với bóng đèn T10, T8 (từ 30 mg xuống còn 3 mg), lượng lưu huỳnh giảm 50%, lượng nhiệt toả ra khi chiếu sáng giảm 50%. Các đèn nên gắn thêm chóa đèn để phân bố ánh sáng đều, tạo cảm dễ chịu cho mắt. Tại các bàn làm việc, có thể sử dụng thêm đèn bàn để đảm bảo đủ ánh sáng.

  • Phòng ngủ: Nên lắp đèn sợi đốt hoặc đèn compact màu ánh sáng ấm để tạo cảm giác ấm áp, gần gũi, nên sử dụng loại có chế độ điều chỉnh độ sáng để điều chỉnh độ sáng khi ngủ.

  • Nhà vệ sinh: Nên sử dụng các loại đèn compact 9W hoặc 11W, đèn LED (loại 70-90 LED/bóng), ánh sáng ấm để chiếu sáng. Cần lưu ý, nhà vệ sinh hoặc những khu vực ngoài trời (sân vườn, công nhà, đầu hẻm, hồ bơi…) thì nên chú ý đến chỉ số chống xâm nhập bụi và nước của đèn gọi là IP (Ingress Protection). Chỉ số IP càng cao thì khả năng chống xâm nhập vật thể rắn và chất lỏng của đèn càng tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn lắp đèn có IP 65 trong nhà vệ sinh hoặc ở khu vực ngoài trời; nếu lắp trong hồ bơi, bể nuôi cá thì chọn đèn có IP 68.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Tính chọn CB đơn giản hiệu quả cho anh em ngành điện


Cách chọn dây dẫn điện 1 pha và 3 pha theo công suất đơn giản nhất!


TÌM HIỀU VỀ CẤU TẠO , NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến hai loại máy phát điện chạy xăng  máy phát điện chạy dầu.
 I/ Cấu tạo Máy phát điện gồm các phần sau
  • Động cơ 
  • Đầu phát
  • Hệ thống nhiên liệu
  • Ổn áp
  • Hệ thống làm mát
  • Hệ thống xả
  • Bộ nạp ắc-quy
  • Control Panel hay thiết bị điều khiển
  • II/ Nguyên lý hoạt động của các thành phần chính trong máy phát điện

    1. Động cơ

    Là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Nguồn nhiên liệu của máy phát điện thường là Diesel, xăng, Propan (ở dạng lỏng và dạng khí) hoặc là khí thiên nhiên. Đối với động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng trong khi động cơ lớn hơn chạy bằng dầu Diesel, Propan lỏng hoặc khí tự nhiên. Ngoài ra thì có một số máy dùng nguồn nhiên liệu kép là nhiên liệu Diesel và khí đốt.

    2. Đầu phát

    Bao gồm một tập hợp các bộ phận tĩnh và các thành phần có thể di chuyển được, có chức năng sản xuất điện từ nhiên liệu cơ học được cung cấp. Các phần làm việc với nhau tạo ra chuyển động tương đối giữa từ và điện, do đó tạo ra điện.
    Stata/phần cảm: là thành phần không thể di chuyển, gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại thành dạng cuộn trên một lõi sắt.
    Rato/phần ứng: là thành phần chuyển động tạo ra từ trường quay.

    3. Hệ thống nhiên liệu có những tính năng thông dụng dưới đây:

    Ống nổi từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ: là dòng cung cấp hướng dẫn nhiên liệu và ra động cơ.
    Ống thông gió bình nhiên liệu: các bồn chứa nhiên liệu có một đường ống thông gió để ngăn chặn sự gia tăng áp lực hoặc chân không trong quá trình bơm và hệ thống thoát nước của bể chứa. Khi nạp đầy bình nhiên liệu sẽ đảm bảo sự tiếp xúc khô giữa vòi phun phụ và bể nhiên liệu để ngăn ngừa tia lửa có thể gây hỏa hoạn.
    Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu đến các đường ống cống: việc làm này sẽ hạn chế nhiên liệu không làm đổ chất lỏng lên máy phát điện khi bị tràn trong quá trình bơm.
    Bơm nhiên liệu: nhiên liệu sẽ được chuyển từ bể chứa chính vào các bể chứa trong ngày.
    Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng để bảo vệ các thành phần khác trong nhiên liệu tổng hợp.
    Kim phun: phun chất lỏng dưới dạng phun sương bằng đốt động cơ.

    4. Ổn áp

    Ổn áp là bộ phận quy định điện áp đầu ra của máy phát điện. 

    5. Hệ thống làm mát

    Liên tục sử dụng hệ thống làm lạnh có thể làm nóng các thành phần khác nhau của máy phát điện. Máy cần thiết có một hệ thống làm mát và thông gió thu hồi nhiệt sinh ra trong quá trình.

    6. Hệ thống xả

    Tác dụng: xử lý khí thải thoát ra từ máy phát điện. Ống xả thường được làm bằng gang, sắt rèn hoặc thép. Ống xả thường gắn liền với động cơ bằng cách sử dụng kết nối linh hoạt để giảm thiểu rung động và ngăn ngừa thiệt hại cho hệ thống ống xả của máy phát điện. Các ống xả thông ra ngoài trời và dẫn đi từ cửa ra vào, cửa sổ và những lối khác. Hệ thống ống xả của máy phát điện không kết nối với bất kỳ thiết bị khác.

    7. Hệ thống bôi trơn

    Có tác dụng giúp động cơ hoạt động bền và êm suốt một thời gian dài. Động cơ của máy phát điện được bôi trơn bằng dầu được lưu trữ trong một máy bơm. Cần kiểm tra mức dầu bôi trơn sau khi máy hoạt động 8h, kiểm tra ngăn ngừa rò rỉ chất bôi trơn và thay dầu sau 500h máy phát điện hoạt động.
    Máy phát điện xăng Hyundai HY 9000LE (6.0 - 6.5Kw)
    Máy phát điện xăng Hyundai HY 9000LE (6.0 - 6.5Kw)
  • III/ Hướng dẫn sử dụng máy phát điện đúng cách

    1. Kiểm tra tổng thể trước khi sử dụng

    • Kiểm tra dầu nhớt (bằng thước thăm dầu, dầu phải luôn ở mức tối đa) xem có đủ không, nếu thiếu phải bổ sung, tránh tình trạng thiếu nhớt dẫn đến bó biên.
    • Kiểm tra nước làm mát (bằng két nước, nước phải luôn đầy) xem có đủ không, nếu thiếu phải đổ bổ sung, tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến nóng máy, bó Piston.
    • Kiểm tra dây Curoa xem có trùng không, nếu trùng phải tăng.
    • Kiểm tra đầu bọc ắc quy xem có chặt không, nếu lỏng phải siết lại, tránh tình trạng mô ve nổ bình ắc quy, chập cháy máy.
    • Kiểm tra nước Acid trong bình ắc quy xem có đủ không, nếu thiếu phải đổ bổ sung.
    • Kiểm tra cầu đấu ra phụ tải xem có lỏng không, nếu lỏng phải siết lại, tránh tình trạng để lỏng dẫn đến mô ve chập điện, cháy máy.

    2. Nổ máy

    • Cho máy nổ khoảng 03 phút. Sau khi máy nổ phải thường xuyên đi kiểm tra vòng quanh máy xem có bị rò rỉ dầu, nước ở đâu không, nếu thấy rò rỉ phải khắc phục ngay.
    • Kiểm tra nhiệt độ nước xem có ở mức an toàn không (70-90 độ)
    • Kiểm tra máy xem có tiếng nổ khác lạ không, nếu có khắc phục.
    • Kiểm tra áp suất dầu nhớt có ở mức an toàn không? (mức an toàn từ 2,5 kg đến 6 kg).
    • Kiểm tra xem điện áp có đủ không (từ 380V đến 400V)
    • Kiểm tra tần số xem có đủ không? (từ 50Hz đến 52Hz)
    • Nếu áp suất, điện áp, tần số không đủ phải chỉnh cho đủ.
    • Kiểm tra nạp ắc quy xem có nạp không.
    • Nếu tất cả các thông số kỹ thuật trên đã đảm bảo an toàn thì đóng Attomat ra phụ tải.
    Chú ý: yêu cầu đóng tải phải đóng từ tải lớn xuống tải nhỏ. Tuyệt đối không để máy chạy quá tải dẫn đến gãy trục cơ, máy nóng bó piston... Khi máy đã làm việc phải thường xuyên đi vòng quanh máy kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy, kiểm tra áp suất dầu, nhiệt độ nước và các đồng hồ V, Hz, A.

    3. Tắt máy

    Cắt hết các phụ tải, cắt Attomat, tắt máy.
    Bảo dưỡng máy
    • Phải vệ sinh công nghiệp trước và sau mỗi ca máy làm.
    • Phải chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ, đề phòng xảy ra sự cố.
    • Đề nghị những ai không có nhiệm vụ không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.
    • Sau 200 giờ chạy máy phải thay dầu nhớt, lược dầu và lược nhớt.
    • Vệ sinh bình chứa nhiên liệu dầu Diesel
    • Dầu bôi trơn dùng cho động cơ diesel có tăng áp.
    • Trong trường hợp môi trường nhiều bụi bẩn, thì sau 200 giờ phải thay bầu lọc gió.

Hướng dẫn cách đấu nối phao điện (tự động đóng ngắt) vào trong rơle







Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ TRÊN MCCB ,MCB ,CB

In: dòng định mức: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25, … Với các dòng định mức lớn của các CB lớn như MCCB hay ACB, dòng này sẽ đi kèm với các máy biến áp điện lực có công suất tương ứng. Ví dụ: trạm 200kVA – 315A, trạm 250kVA – 400A, trạm 315kVA – 500A
- Icu viết tắt( ultimated current) là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong thời gian 1 giây.
Ví dụ Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây/ Thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự
Một số thiết bị dòng Icu có khả năng chịu trong 3 giây
- Service breaking capacity(%Icu), Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị đó, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. VD, cùng là hãng LS(LG cu) có hai loai MCCB, loaị Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu.
- Characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB. Đây chính là thông số quan trong nhất cho việc chọn CB nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện. Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này.
- Số lầ đóng cắt cơ khí cho phép (Mechanical/Electrical Endurance). Ví dụ bạn ngắt CB rồi bật CB lên lại thì gọi là 1 lần đóng ngắt. CB thông thường cũng quy định số lần này. Các MCB có quy định là từ 7500 đến 10000 lần, MCCB thì hơn 10000 lần. ACB thì khỏng 8000 lần tùy theo hãng.
- Icw (Rated short-time) (1s) withstand current: Khả năng chịu dòng ngắn mạch của máy cắt do nhà chế tạo đưa ra ứng với một khoảng thời gian (trong trường hợp này là 1s).
In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.
Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.
Ue: Điện áp làm việc định mức.
Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.
AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.
Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.
Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.