Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Hướng dẫn cách chọn và lắp đặt đèn cho ngôi nhà cho hợp lý

Trên thị trường, hiện đang phổ biến rất nhiều loại bóng đèn như: Đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn LED, đèn sợi đốt, đèn chùm, đèn trang trí… Vậy nên chọn loại bóng đèn nào để vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm điện lại phù hợp với mục đích sử dụng. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đưa ra được quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm cho mình.

  • Khi mua bóng đèn, người tiêu dùng cần xem kỹ thông số ghi trên sản phẩm. Đơn vị đo ánh sáng là “quang thông”, ký hiệu là Lumen. Đặc biệt, cần chú ý ở thông số “Hiệu suất phát quang” (hay còn gọi là quang hiệu hoặc hiệu năng) được tính bằng đơn vị: Lumen/Watt. Khi hai bóng cùng loại, có công suất bằng nhau thì bóng có quang thông (Lumen) lớn hơn thì sẽ sáng hơn và tiết kiệm hơn. Khi hai bóng cùng loại, có công suất khác nhau thì bóng có hiệu suất phát quang (Lumen/Watt) lớn hơn thì tốt hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm chiếu sáng đã được dán “Nhãn tiết kiệm năng lượng”, nhãn sẽ thể hiện mức độ tiết kiệm điện năng của sản phẩm. Nhãn được đánh mức từ 1 đến 5 sao, càng nhiều sao càng tiết kiệm năng lượng, sản phẩm dán nhãn 5 sao là sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhất.

  •  Tùy theo diện tích căn phòng mà ta chọn số lượng bóng để lắp. Ta có thể ước lượng nhanh số lượng bóng đèn cần lắp cho căn phòng bằng phép tính đơn giản: Diện tích x suất tiêu hao điện năng/đơn vị diện tích (theo tiêu chuẩn quy định là 10-12 Watt/m2).

Ví dụ: phòng diện tích 30 m2: 30 m2 x 12 Watt/m2 = 360W, như vậy đối với căn phòng 30 m2 ta có thể sử dụng 10 – 12 bóng đèn huỳnh quang loại 36W/bóng. Tương tự, phòng có diện tích 50 m2: 50m2 x 12 Watt/m2 = 600W, như vậy ta có thể sử dụng 15 – 16 bóng đèn huỳnh quang loại 36W/bóng. Tuy nhiên, muốn tính toán chính xác và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí (tính thẩm mỹ, kinh tế, độ chiếu sáng), người tiêu dùng nên liên hệ với các nhà thiết kế chuyên môn.

 Tùy theo mục đích sử dụng, ta chọn loại bóng đèn phù hợp 
  • Phòng khách, nhà bếp, phòng đọc sách, phòng sinh hoạt bình thường nên lắp những loại đèn: Đèn huỳnh quang (đèn huỳnh quang T8, T5 sử dụng ballast điện tử, đèn huỳnh quang compact), đèn LED dạng tube…với ánh sáng trắng. Đặc biệt là đèn huỳnh quang T5, vừa tiết kiệm đựợc 50% điện năng, lượng thủy ngân giảm 10 lần so với bóng đèn T10, T8 (từ 30 mg xuống còn 3 mg), lượng lưu huỳnh giảm 50%, lượng nhiệt toả ra khi chiếu sáng giảm 50%. Các đèn nên gắn thêm chóa đèn để phân bố ánh sáng đều, tạo cảm dễ chịu cho mắt. Tại các bàn làm việc, có thể sử dụng thêm đèn bàn để đảm bảo đủ ánh sáng.

  • Phòng ngủ: Nên lắp đèn sợi đốt hoặc đèn compact màu ánh sáng ấm để tạo cảm giác ấm áp, gần gũi, nên sử dụng loại có chế độ điều chỉnh độ sáng để điều chỉnh độ sáng khi ngủ.

  • Nhà vệ sinh: Nên sử dụng các loại đèn compact 9W hoặc 11W, đèn LED (loại 70-90 LED/bóng), ánh sáng ấm để chiếu sáng. Cần lưu ý, nhà vệ sinh hoặc những khu vực ngoài trời (sân vườn, công nhà, đầu hẻm, hồ bơi…) thì nên chú ý đến chỉ số chống xâm nhập bụi và nước của đèn gọi là IP (Ingress Protection). Chỉ số IP càng cao thì khả năng chống xâm nhập vật thể rắn và chất lỏng của đèn càng tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn lắp đèn có IP 65 trong nhà vệ sinh hoặc ở khu vực ngoài trời; nếu lắp trong hồ bơi, bể nuôi cá thì chọn đèn có IP 68.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét