In: dòng định mức: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25, … Với các dòng định mức lớn của các CB lớn như MCCB hay ACB, dòng này sẽ đi kèm với các máy biến áp điện lực có công suất tương ứng. Ví dụ: trạm 200kVA – 315A, trạm 250kVA – 400A, trạm 315kVA – 500A
- Icu viết tắt( ultimated current) là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong thời gian 1 giây.
Ví dụ Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây/ Thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự
Một số thiết bị dòng Icu có khả năng chịu trong 3 giây
Ví dụ Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây/ Thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự
Một số thiết bị dòng Icu có khả năng chịu trong 3 giây
- Service breaking capacity(%Icu), Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị đó, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. VD, cùng là hãng LS(LG cu) có hai loai MCCB, loaị Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu.
- Characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB. Đây chính là thông số quan trong nhất cho việc chọn CB nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện. Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này.
- Số lầ đóng cắt cơ khí cho phép (Mechanical/Electrical Endurance). Ví dụ bạn ngắt CB rồi bật CB lên lại thì gọi là 1 lần đóng ngắt. CB thông thường cũng quy định số lần này. Các MCB có quy định là từ 7500 đến 10000 lần, MCCB thì hơn 10000 lần. ACB thì khỏng 8000 lần tùy theo hãng.
- Icw (Rated short-time) (1s) withstand current: Khả năng chịu dòng ngắn mạch của máy cắt do nhà chế tạo đưa ra ứng với một khoảng thời gian (trong trường hợp này là 1s).
- In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.
- Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.
- Ue: Điện áp làm việc định mức.
- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.
- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.
- Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.
- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét